Xuất khẩu thủy sản của cả nước hết quý I/2024 ước đạt gần 2 tỷ USD, cao hơn 8% so cùng kỳ năm trước. Riêng ngành tôm, sau những khó khăn trong năm 2023, bước qua quý I/2024 đã có sự chuyển biến rõ rệt, với kim ngạch đạt hơn 690 triệu USD, tăng 15%. Tuy nhiên, nhìn về mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2024 đã đề ra, ngành hàng này vẫn tiềm ẩn đầy bất trắc.
Thị trường có nhiều khởi sắc
Trong bức tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý I/2024, tôm, cá ngừ, cua ghẹ và giáp xác khác, đây là những mặt hàng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ so cùng kỳ năm trước. Với sản phẩm tôm, tình hình xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Như tại thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm trong quý I/2024 tăng 15%.
Trung Quốc đang siết chặt kiểm tra tôm nhập khẩu từ Ecuador, khiến cho nguồn cung giảm, tạo ra dư địa cho TTCT của Việt Nam được chú ý. Rất đáng mừng, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc quý I/2024 tăng gấp 2,5 lần so cùng kỳ năm trước; tôm hùm tăng tới 11 lần. Nhu cầu tôm không chỉ tăng ở Trung Quốc và Mỹ, mà xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng mạnh, trong đó, xuất khẩu TTCT sang Nhật lên tới 20%.
Xuất khẩu tôm chuyển biến tích cực
Xuất khẩu thủy sản của cả nước hết quý I/2024 ước đạt gần 2 tỷ USD, cao hơn 8% so cùng kỳ
năm trước. Riêng ngành tôm, sau những khó khăn trong năm 2023, bước qua quý I/2024 đã có sự chuyển biến rõ rệt, với kim ngạch đạt hơn 690 triệu USD, tăng 15%. Tuy nhiên, nhìn về mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2024 đã đề ra, ngành hàng này vẫn tiềm ẩn đầy bất trắc.
Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thông tin từ Dự án Đại dương ngoài vòng pháp luật (OOP) cho thấy: Choice Canning, một nhà đóng gói và kinh doanh tôm Ấn Độ, đang là tâm điểm của hàng loạt cáo buộc, liên quan đến các tài liệu giả mạo, cố tình vận chuyển tôm dương tính với kháng sinh sang Mỹ, không đảm bảo an toàn vệ sinh và ngược đãi công nhân.
Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Corporate Accountability Lab (CAL) của Mỹ cũng nói về vấn nạn lao động nô lệ, lao động trẻ em, cùng nhiều hình thức bóc lột khác, gây tổn hại môi trường, đang tràn lan trong ngành tôm trị giá hàng tỷ USD của Ấn Độ. Trong khi đó, đầu năm 2024, tôm Ecuador cũng bị soi tại thị trường Trung Quốc, sau khi một blogger được coi là chuyên gia chống hàng giả, đã vạch trần tôm Ecuador được bán trên nền tảng thương mại, có chứa chất bảo quản vượt mức cho phép.
VASEP nhận định, có thể đây là những cơ hội tốt cho tôm Việt Nam, khi mà tôm Ecuador và Ấn Độ đang bị cảnh báo. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ thế giới đang rất quan tâm và ngày càng giám sát chặt chẽ các vấn đề liên quan đến lao động, lạm dụng trẻ em trong ngành thủy sản.
Vì vậy, những vấn đề mà ngành tôm Ấn Độ đang phải đối mặt như: Lao động trẻ em, ô nhiễm môi trường, dư lượng chất kháng sinh trong mặt hàng tôm, cũng là những bài học đắt giá để người nuôi tôm và các doanh nghiệp tôm Việt Nam phải hết sức thận trọng và nghiêm túc tuân thủ các quy định trong nước, cũng như các quy định của thị trường nhập khẩu, để tránh những rào cản và động thái bảo hộ của thị trường quốc tế.
Áp lực cạnh tranh khốc liệt
Dù đang ở đà khởi sắc và tăng trưởng trở lại, nhưng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, ngành tôm Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản. Trong đó, giá thành chính là rào cản lớn nhất. Nguyên nhân giá thành con tôm Việt Nam cao hơn những nước khác đã được xác định; tuy nhiên, chưa thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, giá thành tôm Việt Nam quá cao, đội giá thế giới. Điều đó xuất phát từ tỷ lệ nuôi thành công ở nước ta quá thấp.
Nguyên nhân vì sao tỷ lệ nuôi tôm thành công thấp? Đây là hậu quả tất yếu của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trước hết, phải nói đến chất lượng tôm giống, quy trình nuôi, quy mô nuôi nhỏ lẻ của nước ta lâu nay đầy bất lợi. Bên cạnh đó, người nuôi tôm ở Việt Nam thiếu vốn trầm trọng. Lại thêm, chúng ta nuôi tự phát còn nhiều, phá vỡ quy hoạch, khiến thủy lợi và các nền tảng hạ tầng khác không kịp thời đáp ứng, làm cho các ao nuôi không đủ nước sạch, thậm chí các cơ sở nuôi còn gây nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh chéo cho nhau.
Mới nhất, con tôm giống đang đứng trước thách thức nhiễm khuẩn mới (TPD), hiện chưa có phác đồ phòng chống hiệu quả. Bất lợi lớn nữa là phía Mỹ công bố sẽ tăng cường việc truy xuất nguồn gốc các lô tôm Việt Nam bán vào Mỹ, theo chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP). Càng đáng lo hơn, do nguyên nhân nào đó, việc đánh mã số các cơ sở nuôi tôm rất chậm, tới giờ chưa được 1/10, gây trở ngại lớn đến việc khai báo ao nuôi và chưa chứng minh được xuất xứ rõ ràng. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực khắc phục khó khăn này.
Ngoài ra, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm với Việt Nam là 2,84%. Mức thuế này thấp hơn, so mức thuế tương ứng từ ngành tôm Ấn Độ và Ecuador, nhưng lại là lực cản không nhỏ.
Vì lâm vào vụ kiện tranh chấp thương mại ở Mỹ, nghĩa là vướng vào một tình huống phức tạp, khả năng kéo dài và rủi ro vô chừng. Tuy nhiên, chúng ta còn chút niềm tin, khi tới đây DOC qua Việt Nam phúc thẩm, nếu mức thuế này giảm dưới 2%, thì vụ kiện có thể bị hủy bỏ. Nếu ngược lại, thì xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ sẽ ngày càng thu hẹp.
Theo Vân Anh – Tạp chí Con Tôm Tháng 04.2024
Để nhận tư vấn và có cơ hội nhận ưu đãi khi lưu kho, mời quý khách liên hệ với Phòng Kinh Doanh qua email kinhdoanh@necs.vn/ 0934.084.380 hoặc gửi yêu cầu qua website của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Địa chỉ: Lô B25, B26, B27, B28-2 Đường Dọc 2, KCN Phú An Thạnh, xã An Thạnh, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
Hotline: 1900 0383